PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế (Bốn chân lý cao quý) là một trong những giáo lý cốt lõi trong Phật giáo, được Đức Phật giảng dạy sau khi Ngài đạt được giác ngộ. Đây là những nguyên tắc giúp con người hiểu rõ về khổ đau và con đường dẫn đến sự giải thoát.

Về Chúng Tôi

VỀ CHÚNG TÔI

Phật giáo trong thời đại ngày nay

  • Chánh niệm và Thiền định:

    Đạo Phật nhấn mạnh việc thực hành chánh niệm và thiền định, giúp con người giải tỏa căng thẳng, lo âu và tìm lại sự bình an nội tâm. Trong một thế giới đầy biến động, khả năng duy trì sự tĩnh lặng bên trong là yếu tố quan trọng giúp cá nhân đối phó với áp lực và stress hàng ngày. 

  •  Trí tuệ và Tự nhận thức:

    Qua việc quan sát chính mình, đạo Phật khuyến khích con người rèn luyện trí tuệ, từ đó có thể nhìn nhận và xử lý các vấn đề trong cuộc sống một cách khách quan và sáng suốt. Điều này không chỉ giúp cải thiện cuộc sống cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

  •   Giáo dục và nhân văn :

    Các nguyên tắc của đạo Phật như lòng từ bi, nhẫn nhịn và khoan dung được áp dụng rộng rãi trong giáo dục và quản lý, giúp tạo ra một môi trường làm việc và cộng đồng nhân văn, tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích phát triển bền vững. 

  •   Giải pháp tinh thần :

    Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người đối mặt với căng thẳng tâm lý và các vấn đề sức khỏe tinh thần. Các phương pháp thực hành của đạo Phật như thiền và chánh niệm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong trị liệu tâm lý, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần. 

Giáo lý của Phật giáo

BÁT CHÁNH ĐẠO

GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI 4.0

CHÁNH KIẾN

Chánh là đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết,sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến…

CHÁNH TƯ DUY

Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người…

CHÁNH NGỮ

Là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, ngay thẳng và hợp lý, không làm tổn hại đến đời sống, danh dự của người khác.

CHÁNH NGHIỆP

Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.

CHÁNH MẠNG

Mạng là sự sống, đời sống, là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không xâm hại đến lợi ích chung của người khác.

CHÁNH TINH TẤN

Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần, chân chánh thẳng tiến đến lý tưởng mà Phật đã dạy, làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.

CHÁNH NIỆM

Niệm là ghi nhớ, là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai, nhận biết rõ mọi thứ xung quanh.

CHÁNH ĐỊNH

Định là thiền định, là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.

Thiền sư

Thích Nhất Hạnh

” Sự giác ngộ luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người. Những giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới sự giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra mình vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn chạm tay vào điều kì diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày. Đó cũng là một loại giác ngộ “

“Đạo Phật dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi đau khổ. Bạn phải đương đầu với đau khổ, bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó.”

“Bạn chỉ đẹp khi là chính bạn. Bạn đâu cần sự công nhận của người khác. Bạn chỉ cần chấp nhận chính mình mà thôi.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tenzin Gyatso

” Bạn cũ ra đi, bạn mới xuất hiện. Cũng giống như ngày tháng vậy. Ngày cũ trôi qua, ngày mới lại đến. Điều quan trọng là làm sao để có một người bạn ý nghĩa hoặc một ngày ý nghĩa’ “

“Nếu một vấn đề có cách giải quyết, bạn không cần phải lo về nó. Nếu nó không có cách giải quyết, bạn lo cũng không làm được gì. Lo lắng chẳng có tác dụng gì cả”

“Chỉ có một điều quan trọng duy nhất bạn cần ghi nhớ và để nó dẫn lối bạn. Dù người ta có gọi bạn là gì, bạn vẫn là chính mình. Hãy coi đó là sự thật duy nhất.
Bạn phải hỏi bản thân mình muốn sống như thế nào. Ai rồi cũng sẽ chết đi, đây là sự thật mà chúng ta phải đối mặt một mình.
Không ai có thể giúp được ta, kể cả Đức Phật. Vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ, điều gì ngăn trở bạn được sống như cách mình mong muốn?”

Hòa Thượng

Tịnh Không

“Thiền định không nhất định ngồi chéo chân quay mặt vào vách, thiền định chân thật chính là mỗi giờ mỗi phút đều giữ gìn tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đó là chánh định, nên gọi là đi đứng nằm ngồi đều ở trong định”

“ Phiền não tập khí quá sâu, quá nặng, chẳng thể sửa đổi trong một sớm, một chiều, nhưng nhất định phải thay đổi. Thay đổi là gì? Mỗi năm một nhẹ hơn, mỗi tháng một nhẹ hơn, đó là hiện tượng tốt. ”

“ Tâm của bạn không thanh tịnh, tâm không lương thiện thì bạn chắc chắn không thể vãng sanh, bạn phải ghi nhớ. Không thể nói niệm Phật thì có thể vãng sanh, không hề có việc dễ dàng như vậy. ”

Đạo Phật Trong Cuộc Sống

KIẾN THỨC – THÔNG TIN- BÀI VIẾT

Những bài viết, cập nhật thông tin mới nhất về chúng tôi và những kiến thức chuyên môn được chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc.

Những bài viết, thông tin kiến thức được viết từ những trải nghiệm, kiến thức của mỗi cá nhân về cuộc sống và lời dạy của Đức Phật.